Chronometer là gì? Đồng hồ Chronometer là gì?
Chronometer chính là tiêu chuẩn cực kì khắc khe về độ chính xác của đồng hồ đeo tay. Để đạt được tiêu chuẩn này đồng hồ phải trải qua rât nhiều bài thử nghiệm. Cùng Gia Cát Watch khám phá về tiêu chuẩn Chronometer ngay nhé!
1. Khái niệm chronometer
“Đồng hồ Chronometer là một chiếc đồng hồ có độ chính xác cao, có khả năng hiển thị giây và bộ máy đã được kiểm nghiệm qua nhiều ngày, ở các vị trí khác nhau và ở nhiệt độ khác nhau.”
Chronometer là tiêu chuẩn về độ chính xác của một chiếc đồng hồ, và mọi đồng hồ Thụy Sĩ cao cấp đều phải đạt được tiêu chuẩn này. Chứng nhận Chronometer được kiểm duyệt và chứng thực bởi tổ chức COSC (Contrôle Officiel Suisse des Chronomètres), chuyên chịu trách nhiệm về việc kiểm nghiệm chất lượng đồng hồ.
Để nhận được chứng nhận chuẩn Chronometer này, đồng hồ phải vượt qua hàng loạt cuộc thử nghiệm khắc nghiệt được tiến hành trong 15 ngày đêm liên tục ở 5 vị trí và 3 mức nhiệt độ khác nhau.
2. Các tiêu chí để đánh giá chronometer
Những chiếc đồng hồ tham gia xét chuẩn sẽ được gửi tới trụ sở COSC để thực hiện kiểm tra. COSC sẽ sử dụng camera, máy phân tích dữ liệu và 2 chiếc đồng hồ nguyên tử với độ chính xác tuyệt đối để tiến hành kiểm tra.
Dựa vào kết quả hàng ngày, qua phân tích dữ liệu thì một chiếc đồng hồ Chronometer cần vượt qua 7 tiêu chí sau:
- Tốc độ trung bình 1 ngày: Sau 10 ngày thử nghiệm, đồng hồ chỉ được phép sai lệch từ -4 đến +6 giây/ngày.
- Tốc độ thay đổi trung bình: COSC theo dõi đồng hồ ở 5 điểm khác nhau (2 chiều nằm ngang và 3 chiều thẳng đứng) mỗi ngày. Trong thời gian 10 ngày sẽ có 50 điềm và sự sai lệch không quá 2s.
- Tốc độ thay đổi lớn nhất ở 5 vị trí khác nhau không lớn hơn 5s/ngày.
- Trừ giá trị trung trung bình theo chiều thẳng đứng cho giá trị trung bình theo chiều nằm ngang, độ sai lệch phải nằm trong khoảng -6 đến +8s.
- Sự khác nhau giữa tốc độ lớn nhất trong ngày với tốc độ trung bình trong ngày không quá 10s/ngày.
- Thử nghiệm tốc độ đồng hồ tại 8 độ C và 38 độ C; sự sai khác về thời gian không được quá 0.6 giây mỗi ngày.
- Sai số lũy tiến: được xác định bằng sai số giữa tốc độ trung bình trong ngày ở 2 ngày thử nghiệm đầu tiên và cuối cùng, sai lệch không được vượt quá 5s.
Hiện nay trên thế giới chỉ có 3% đồng hồ Thụy Sỹ đạt chứng nhận của COSC. Dù tiêu chuẩn này chỉ dành cho đồng hồ lắp ráp hoặc sản xuất tại Thụy Sỹ nhưng không vì thế mà những chiếc đồng Nhật Bản hay Đức lại có độ chính xác kém hơn. Người Nhật thì có những tiêu chuẩn riêng, người Đức cũng có riêng một cơ quan nghiên cứu với chuẩn DIN 8319 tương ứng ISO 3159, hay người Pháp có đồng hồ “Observatory Chronometer”.
3. Cách nhận biết đồng hồ đạt chuẩn chronometer
Để được gọi là đồng hồ Chronometer, đồng hồ Thụy Sĩ phải được gửi đến COSC và trải qua các bài kiểm tra ĐỘ CHÍNH XÁC theo tiêu chuẩn Chronometer. Vượt qua được tất cả các bài kiểm tra, ngoài việc được gọi là đồng hồ Chronometer thì còn được:
- Được khắc số không lặp lại trên bộ máy (không bao giờ có hai mẫu đồng hồ Chronometer có số khắc giống nhau).
- Được cấp chứng nhận COSC (không phải kết quả cụ thể) và chứng nhận này được bán kèm theo đồng hồ.
Bạn cũng nên lưu ý là cùng một dòng đồng hồ, cùng thiết kế, dùng cùng loại bộ máy thì có chiếc sẽ có chứng nhận Chronometer, có chiếc không, do đó hãy hỏi kĩ bên bán trước khi mua. Hiện nay với việc chỉ có khoảng 3% đồng hồ Thụy Sĩ là có chứng nhận này, Rolex là hãng đồng hồ cao cấp mà bạn có thể dễ tìm thấy một chiếc đồng hồ Thụy Sĩ chuẩn Chronometer nhất. Bên cạnh đó thì Omega, Breitling, TAG Heuer và Panerai cũng là những thương hiệu nổi bật mà bạn có thể tin tưởng.
4. Câu hỏi thường gặp về đồng hồ chronometer
4.1 Chronometer và Chronograph có gì khác nhau?
- Nghe có vẻ dễ nhầm lẫn nhưng Chronometer và Chronograph là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Chronograph là thuật ngữ chỉ tính năng bấm giờ còn Chronometer dùng để chỉ tiêu chuẩn chất lượng cực khắt khe hoặc chứng nhận chất lượng của những chiếc đồng hồ chính hãng Thụy Sĩ. Đồng hồ Chronograph thường có thêm các nút bấm giờ, chức năng là đo đếm thời gian, Chronograph là tên gọi chung của tất cả các loại đồng hồ có chức năng bấm giờ.
4.2 Làm sao biết đồng hồ có chuẩn Chronometer?
- Để nhận biết một chiếc đồng hồ chuẩn Chronometer rất đơn giản, chúng sẽ có dòng chữ Chronometer trên mặt số, vỏ, bộ máy hoặc được bán kèm một chứng nhận COSC. Hãy nhớ, có rất nhiều trường hợp cùng một thiết kế và bộ máy đồng hồ nhưng có mẫu là đồng hồ Chronometer còn mẫu kia thì không. Vì vậy, hãy xem kĩ từng chiếc đồng hồ có được cấp giấy chứng nhận Chronometer hay không nhé.
4.3 Đồng hồ chuẩn Chronometer có đắt không?
- Khi cần mua một mẫu đồng hồ Chronometer nào đó, bạn hãy hỏi kỹ nơi bán và tìm hiểu thông tin tại trang chủ của các thương hiệu. (Đa số phân biệt bằng đặc điểm có hoặc không có dòng chữ Chronometer). Giá của phiên bản đồng hồ Chronometer sẽ chênh lệch so với phiên bản thường nhưng cũng không nhiều.
Qua bài viết trên Gia Cát Watch hi vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về Chronometer khi mua đồng hồ đeo tay cao cấp. Và hiểu hơn về những tiêu chuẩn khắc khe nhất trên mỗi sản phẩm được chứng nhận Chronometer do COSC cấp.
Email phản hồi thông tin khách hàng: giacatwatch@gmail.com
Số hotline tư vấn miễn phí: 0236.3922.789