Crom là gì? Lớp mạ crom có bền không?
Crom là kim loại cứng nhất mà con người biết đến với độ cứng là 8,5 dựa theo thang Mohs, có khả năng rạch được thủy tinh. Đây là nguyên tố thuộc nhóm kim loại nặng, có khối lượng riêng là 7,2 g/cm3.Crom có màu xanh, độ cứng gần như là tuyệt đối, được ứng dụng phổ biến trong ngành xi mạ, nhất là mạ bảo vệ cho đồng hồ đeo tay. Cùng Gia Cát Watch tìm hiểu về kim loại crom nhé.
1. Tìm hiểu về kim loại Crom (Chromi)?
1.1 Crom (Chromi) là gì?
- Crom hay còn gọi là Chromi là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Cr và số hiệu nguyên tử bằng 24, là nguyên tố đầu tiên của nhóm 6, là 1 kim loại cứng, giòn, có độ nóng chảy cao. Bề mặt chromi được bao phủ bởi 1 lớp màng mỏng Cr2O3, nên có ánh bạc và khả năng chống trầy xước cao.
1.2 Thông tin thêm về kim loại Crom (Chromi)
- Vào năm 1797, Louis Nicolas Vauquelin đã điều chế thành công Cr kim loại ở dạng đơn chất từ quặng của nó, mặc dù vẫn còn lẫn khá nhiều tạp chất khiến cho kim loại rất giòn, không thể sử dụng vào mục đích thương mại. Thay vào đó quặng Chromite (thành phần chính là FeCr2O4, được biết đến với tên khác là Ferrochrome) được sử dụng nhiều hơn trong các ngành công nghiệp luyện kim, từ quặng chromic sau khi tinh chế và người ta dùng phản ứng nhiệt nhôm để điều chế Cr. Chromi được coi là 1 kim loại có giá trị cao bởi tính chống ăn mòn tốt, và độ cứng rất cao, nên nó được dùng như 1 nguyên tố điều chất thêm vào thép nhằm cải thiện khả năng chống ăn mòn và tăng độ cứng, thép có thêm Cr được gọi là thép không gỉ hay Inox.
- Hằng năm, Cr kim loại dùng trong mạ điện và sản xuất thép chiếm đến 85% sản lượng Cr trên toàn thế giới.
2. Đặc trưng của Crom (Chromi)
- Crom (Chromi) là một kim loại cứng, mặt bóng, màu xám thép với độ bóng cao và nhiệt độ nóng chảy cao. Nó là chất không mùi, không vị và dễ rèn. Các trạng thái oxy hóa phổ biến của chromi là +2, +3 và +6, với +3 là ổn định nhất. Các trạng thái +1, +4 và +5 là khá hiếm.
- Các hợp chất của chromi với trạng thái oxy hóa +6 là những chất có tính oxy hóa mạnh và độc tính cao. Trong không khí, chromi được oxy thụ động hóa, tạo thành một lớp mỏng oxide bảo vệ trên bề mặt, ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp theo đối với kim loại ở phía dưới.Chromi có mạng tinh thể lập phương tâm khối
3. Ứng dụng Crom (Chromi) trong lĩnh vực xi mạ trang trí đồng hồ
- Crom (Chromi) được ứng dụng rất nhiều trong đời sống và sản xuất, nhưng trong phạm vi bài viết này chúng ta chỉ tìm hiểu về ứng dụng trong xi mạ trang trí, mạ bảo vệ cho đồng hồ đeo tay nhé!
- Đồng hồ đeo tay, được làm từ nhiều kim loại khác nhau, trong đó kim loại đồng được sử dụng khá nhiều ngoài ưu điểm là chi phí rẻ nó còn được ưa chuộng bởi độ dẻo dai, độ cứng vừa phải dễ uốn, dễ gia công, dễ đục lỗ để tạo nên các chi tiết mang tính thẩm mĩ cao mà các kim loại khác như sắt, thép,… không có được. Và nhược điểm của đồng chính là dễ bị ăn mòn và ô xi hóa trong không khí, nhất là tiếp xúc với mồ hôi tay. Vì vậy, nó cần được mạ bảo vệ bên ngoài bởi các kim loại có tính chống ăn mòn tốt hơn như các lớp mạ niken, lớp mạ vàng, lớp mạ crom,….
- Nếu lớp mạ niken có nhược điểm là dễ xước, dễ bị dị ứng da, độ cứng thấp thì lớp mạ crom lại khác, crom không gây dị ứng da, độ cứng cao nhất nên khả năng chống xước tốt hơn.
4. Một số câu hỏi thường gặp trong lĩnh vực mạ Crom (Chromi) đồng hồ đeo tay
Xoay quanh vấn đề mạ crom đồng hồ đeo tay, có một số câu hỏi mà khách hàng hay thắc mắc như sau:
4.1 Mạ Crom (Chromi) cho đồng hồ ở đâu?
- Hiện nay có rất nhiều đơn vị mạ Crom công nghiệp uy tín tại Việt Nam, nhưng tronh lĩnh vực mà crom đồng hồ đeo tay thì khác bởi ngoài các kĩ năng lĩnh vực xi mạ, người thợ còn phải có chuyên môn về sửa đồng hồ. Và mạ đồng hồ đòi hỏi tính thẩm mĩ và độ hoàn thiện cao hơn so với các sản phẩm khác.
- Gia Cát Watch là địa chỉ chuyên sửa chữa đồng hồ đeo tay cũng như đi đầu trong lĩnh vực mạ trang trí đồng hồ như mạ vàng đồng hồ, bọc vàng đồng hồ, mạ crom uy tín.
4.2 Mạ Crom (Chromi) đồng hồ có bền không?
- Crom có đặc trưng là một kim loại có độ cứng nhất thế giới từng được con người biết đến, với ánh sáng xanh bạc rất đẹp mắt, vì vậy lớp mạ crom là lớp mạ bảo vệ tốt nhất cho những chiếc đồng hồ có phôi được làm bằng đồng.
- Độ bền của lớp mạ crom có thể đến hơn 10 năm nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách.
4.3 Giá mạ Crom (Chromi) đồng hồ bao nhiêu?
- Giá mạ crom thường có chi phí rẻ hơn rất nhiều so với lớp mạ vàng, bọc vàng. Thông thường giá mạ crom chỉ khoảng 350.000đ/ 1 vỏ đồng hồ. Nếu vỏ đồng hồ có cấu tạo phức tạp nhiều bộ phận thì giá chênh lệch không đáng kể.
4.4 Thời gian mạ Crom (Chromi) có lâu không?
- Thời gian hoàn thành quy trình mạ crom khá nhanh, thông thường chỉ tầm 1 ngày. Vì vậy quý khách hàng không mất quá nhiều thời gian chờ đợi.
Qua bài viết trên Gia Cát Watch hi vọng giúp khách hàng có thêm thông tin về crom và lớp mạ crom trên đồng hồ. Hãy theo dõi Gia Cát Watch để tìm hiểu thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!
Email phản hồi thông tin khách hàng: giacatwatch@gmail.com
Số hotline tư vấn miễn phí: 0236.3922.789