Vàng và những điều thú vị ít được biết đến

Có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến vàng, dù bạn đang sở hữu vàng, hay đã nghe và thấy rất nhiều về vàng, nhưng chưa chắc bạn đã hiểu hết về kim loại quý này. Cùng Gia Cát Watch tìm hiểu những thông tin thú vị qua bài viết này nhé.

Vàng - kim loại quý
Vàng – Kim loại quý với những điều thú vị

1. Vàng là gì?

  • Vàng là nguyên tố hóa học có ký hiệu Au (lấy từ hai tự mẫu đầu tiên của từ tiếng La-tinh aurum, có nghĩa là vàng) và số nguyên tử 79, một trong những nguyên tố quý, làm cho nó trở thành một trong những nguyên tố có số nguyên tử cao tồn tại ngoài tự nhiên. Ở dạng tinh khiết, nó là một kim loại sáng, màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, mềm, dẻo và dễ uốn. Về mặt hóa học, vàng là kim loại chuyển tiếp và là nguyên tố nhóm 11
Cấu tạo phân tử vàng
Cấu tạo phân tử vàng
  • Nó là một trong những nguyên tố hóa học ít phản ứng nhất và có dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn. Vàng thường xuất hiện ở dạng nguyên tố tự nhiên (bản địa), như cốm hoặc hạt, trong đá, trong mạch đất và trong trầm tích phù sa. Nó tồn tại trong một loạt dung dịch rắn với nguyên tố bạc nguyên chất (dưới dạng electrum) và cũng tạo thành hợp kim tự nhiên với đồng và paladi.

2. Tính chất của vàng

  • Vàng có khả năng chống lại hầu hết các axit, mặc dù nó bị hòa tan trong nước cường toan, hỗn hợp axit nitric và axit clohydric, tạo thành anion tetrachloroaurate hòa tan.
  • Vàng không hòa tan trong axit nitric, mà có khả năng hòa tan bạc và kim loại cơ bản, một tính chất từ lâu đã được sử dụng để tinh chế vàng và để xác nhận sự hiện diện của vàng trong các vật kim loại, tạo thành thuật ngữ kiểm tra axit.
  • Xem thêm clip hòa tan vàng trong dung dịch cường toan:

  • Vàng cũng hòa tan trong dung dịch kiềm của xyanua, được sử dụng trong khai thác và mạ điện. Vàng hòa tan trong thủy ngân, tạo thành hỗn hống, nhưng đây không phải là phản ứng hóa học.

3. Đặc tính của vàng

  • Vàng là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột vàng nguyên chất 100% có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn. Nó là kim loại dễ uốn dát nhất được biết.
  • Thực tế, 1 g vàng có thể được dập thành tấm 1 m², hoặc 1 ounce thành 300 feet². Là kim loại mềm, vàng thường tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm.
  • Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, oxy và hầu hết chất ăn mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức.
1 g vàng có thể được dập thành tấm 1 m²
Cán mỏng vàng – 1g vàng có thể được dập thành tấm 1 m²

4. Ứng dụng của vàng:

  • Có lẽ chúng ta đã quá quen với các ứng dụng từ vàng như: Trao đổi tiền tệ, đầu tư, trang sức, y học, thực phẩm đồ uống, công nghiệp, điện tử, hóa học,…. Đặc biệt ở bài viết này chúng ta tìm hiểu ứng dụng của vàng trong ngành trang sức, xi mạ nhé!
  • Vì tính mềm của vàng nguyên chất (24k), nó thường được pha trộn với các kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi độ cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác. Các hợp kim với độ cara thấp, thường là 22k, vàng 18k, 14k hay 10k, có chứa nhiều đồng, hay các kim loại cơ bản khác, hay bạc hoặc paladi hơn trong hỗn hợp. Đồng là kim loại cơ sở thường được dùng nhất, khiến vàng có màu đỏ hơn. Vàng 18k chứa 25% đồng đã xuất hiện ở đồ trang sức thời cổ đại và đồ trang sức Nga và có kiểu đúc đồng riêng biệt, dù không phải là đa số, tạo ra vàng hồng.
Vàng 18k là gì
Vàng kết hợp với các kim loại khác tạo thành rất nhiều hợp kim vàng khác nhau
  • Hợp kim vàng-đồng 14k có màu sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể được dùng để chế tạo các biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác. Vàng xanh có thể được chế tạo bởi một hợp kim với sắt và vàng tía có thể làm bằng một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực hiện trừ khi trong trường hợp đồ trang sức đặc biệt.
  • Nếu trang sức, đồng hồ làm từ vàng nguyên khối có giá thành rất cao, thì từ thời cổ xưa con người đã có rất nhiều phương án nhằm giảm lượng vàng nhưng vẫn có một sản phẩm bằng vàng như: Mạ vàng thủy ngân, bọc vàng, dát vàng,…. Đến hiện đại thì chúng ta có các công nghệ mạ vàng điện phân.

Xem thêm: Công nghệ mạ vàng lửa – mạ vàng thủy ngân cổ xưa tại đây! 

Minh chứng cho độ bền là Đồng hồ mạ vàng thủy ngân từ thế kỉ 19 đến nay vẫn còn lớp vàng cực kì đẹp
Từ thời cổ xưa con người đã biết dùng vàng để mạ lên kim loại khác

5. Lịch sử thú vị của vàng

  • Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá. Các đồ tạo tác bằng vàng ở Balkan xuất hiện từ thiên niên kỷ 4 trước Công Nguyên, như những đồ vật được tìm thấy tại Varna Necropolis. Các đồ tạo tác bằng vàng như những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ 2 trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng.
  • Người La Mã đã phát triển các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn bằng các phương pháp khai mỏ thủy lực, đặc biệt tại Hispania từ năm 25 trước Công Nguyên trở đi và tại Dacia từ năm 150 trở đi.
  • Cuộc thám hiểm châu Mỹ của người châu Âu đã được kích thích một phần lớn bởi những báo cáo về các đồ trang sức bằng vàng được trưng bày khắp nơi bởi người bản xứ châu Mỹ, đặc biệt tại Trung Mỹ, Peru, Ecuador và Colombia. Người Aztec coi vàng theo nghĩa đen là sản phẩm của thần thánh, gọi nó là “phân của thánh”
Vàng
Vàng – đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá

6. Quá trình hình thành của vàng

6.1 Quá trình hình thành vàng trong tự nhiên

  • Giống mọi nguyên tố với các số nguyên tử lớn hơn sắt, vàng được cho là đã hình thành từ một quá trình tổng hợp hạt nhân sao siêu mới. Những vụ nổ sao siêu mới tung bụi có chứa kim loại (gồm cả các nguyên tố nặng như vàng) vào trong vùng không gian sau này đặc lại thành hệ mặt trời và Trái Đất của chúng ta.
Vàng được hình thành trong tự nhiên qua các vụ nổ sao siêu - vụ nổ siêu tân tinh với năng lượng cực kì lớn
Vàng được hình thành trong tự nhiên qua các vụ nổ sao siêu – vụ nổ siêu tân tinh với năng lượng cực kì lớn
  • Bên lề: Nếu bạn là người đam mê bộ môn khoa học vũ trụ (như Gia Cát Watch), có lẽ sẽ không xa lạ gì với cụm từ “Những vụ nổ sao siêu”. Trong vũ trụ các ngôi sao lớn luôn trải qua quy trình hình thành, phát triển, phát nổ và trở về thành một ngôi sao lùn trắng. Kể cả mặt trời chúng ta cũng vậy. Các nhà khoa học ước tính khoảng 6 tỷ năm nữa mặt trời sẽ phát nổ.
  • Trên Trái Đất, vàng thường xuất hiện như là kim loại tự nhiên, thường là trong dung dịch đặc của vàng và bạc (nghĩa là hợp kim của vàng với bạc). Các hợp kim này thường có hàm lượng bạc 8–10%.

6.2 Quá trình luyện vàng nhân tạo

  • Là một người đam mê khoa học, chắc hẳn bạn đã từng nghe câu chuyện về các nhà giả kim thuật ở thế kỉ 15-17, đã đầu tư bao nhiêu công sức, tiền của, ngày đêm nghiên cứu để biến chì thành vàng. Kết quả họ đã thật bại. Ngày nay, với sự phát triển khoa học hiện đại, con người đã biến chì thành vàng như thế nào?
Các nhà thuật giả kim xưa nghiên cứu chế tạo vàng từ chì và những câu chuyện dở khóc, dở cười
Các nhà thuật giả kim xưa nghiên cứu chế tạo vàng từ chì và những câu chuyện dở khóc, dở cười
  • Điều mà các nhà giả kim thuật thế kỷ 15-17 cất công tìm kiếm, gây ra bao chuyện “dở khóc dở cười” mà vẫn thất bại, thì ngày nay có thể thành hiện thực nhờ kỹ thuật hiện đại. Chỉ có điều, một gam vàng chế biến từ chì giá khoảng… 3 tỷ USD!
  • Các nhà khoa học có thể “luyện đan” bằng cách dùng máy gia tốc siêu mạnh để bắn phá các nguyên tử chì, nhằm phá vỡ cấu trúc và thay đổi tính chất của chúng. Tuy nhiên, một máy gia tốc khổng lồ mỗi giờ chỉ sản xuất được chừng một phần triệu gam vàng mà thôi. Và nếu nó chạy suốt 24 trên 24 giờ, phải mất một thế kỷ để sản xuất một gam vàng. Vì những lý do trên, dù nguyên tắc không phức tạp, nhưng chẳng ai dùng cách này để sản xuất vàng cả.
Công nghệ hiện đái có thể chế tại vàng từ kim loại chì nhưng chi phí rất cao so với giá vàng vì vậy không khả thi
Công nghệ hiện đái có thể chế tại vàng từ kim loại chì nhưng chi phí rất cao so với giá vàng vì vậy không khả thi
  • Sau đây là quy trình biến chì thành vàng:

B1. Đốt nóng chì trong chân không.

B2. Ở nhiệt độ 300 độ C, chì nóng chảy và bốc hơi.

B3. Lấy bớt electron trong các nguyên tử chì bằng một điện từ trường mạnh.

B4. Các ion chì chuyển động với vận tốc cực lớn trong máy gia tốc cộng hưởng từ.

B5. Hạt nhân chì bị bắn phá.

B6. Một số rất ít ion chì bị mất 3 proton và 8 neutron chuyển thành vàng.

7. Các đơn vị đo lường của vàng và tuổi vàng

7.1 Đơn vị đo lường vàng

Đối với ngành kim hoàn Việt Nam thì khố lượng của vàng được tính theo đơn vị cây( lượng ) hay chỉ. Một cây vàng có trọng lượng 37,5gram, một chỉ vàng bằng 1/10 cây vàng tương đương 3,75g.

Đơn vị vàng ở Việt Nam là lượng - chỉ
Đơn vị đo lường của vàng ở Việt Nam là phân vàng, chỉ vàng, lượng vàng (Cây vàng)

7.1 Tuổi vàng

Tuổi vàng hay chính là hàm lượng của vàng được tính theo thang độ K ( karat ). 1 karat tương đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 9999 tương đương với 24k, khi nói đến vàng 18k thì đó chính là hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%. Loại vàng phổ biến thường được dùng trong trang sức hay còn được biết đến với cái tên là vàng tây có tuổi khoảng 18k.

Vàng 18k
Tuổi vàng là hàm lượng vàng nguyên chất có trong hợp kim vàng đó

Qua bài viết trên hi vọng bạn đọc có thêm nhiều thông tin bổ ích về kim loại vàng. Một thứ kim loại mà đa số chúng ta ai cũng khát khao sở hữu.

Email phản hồi thông tin khách hàng: giacatwatch@gmail.com

Số hotline tư vấn miễn phí: 0236.3922.789

Gia Cát Watch – Trung tâm sửa chữa đồng hồ Đà Nẵng