Vỏ đồng hồ bị oxi hóa, vỏ đồng hồ bị gỉ sét bạn đã biết cách xử lý chưa?

Vỏ đồng hồ là bộ phận quan trọng không ít của mỗi chiếc đồng hồ, bởi lẽ nếu vỏ đồng hồ bị oxi hóa, vỏ đồng hồ bị gỉ sét sẽ làm mất đi tính thẩm mĩ của đồng hồ. Đôi khi còn ảnh hưởng đến khả năng chống nước đồng hồ nữa. Vậy bạn đã biết nguyên nhân khiến vỏ đồng hồ bị oxi hóa, gỉ sét và cách khắc phục chưa? Cùng Gia Cát Watch tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp và các sản phẩm khắc phục nhé.

Vỏ đồng hồ bị oxi hóa - vỏ đồng hồ bị gỉ sét - Nguyên nhân và cách khắc phục
Vỏ đồng hồ bị oxi hóa – vỏ đồng hồ bị gỉ sét – Nguyên nhân và cách khắc phục

1. Tại sao vỏ đồng hồ bị oxi hóa, gỉ sét?

🔹 Đồng hồ có phần vỏ được làm bằng kim loại, và hợp kim các kim loại với nhau, tùy mỗi nhà sản xuất, tùy vào đồng hồ khác nhau sẽ được thiết kế vỏ khác nhau. Thông thường đồng hồ bị oxi hóa, đồng hồ bị gỉ sét là do các kim loại phản ứng với các chất tiếp xúc tạo nên. Một số tác nhân phổ biến khiến đồng hồ bị gỉ sét phải kể đến như:

  • Mồ hôi muối: Muối là tác nhân gây oxi hóa kim loại nhiều nhất, dung dịch muối phản ứng với rất nhiều kim loại như: Nhôm, Sắt, Đồng, Kẽm, Bạc,….. Vì vậy nhũng người có mồ hôi muối, đeo đồng hồ rất dễ bị gỉ sét hoặc oxi hóa. Muối cũng tồn tại trong nước biển, nước mưa,….
  • Nước hoa, hóa chất tẩy rửa, xà phòng, nước rửa chén, hóa chất khác: Là những tác nhân có hại với vỏ đồng hồ, khiến chúng bị oxi hóa, gỉ sét. Bởi vì, trong các hóa chất trên, thường có hợp chất các muối axit, muối kiềm, chúng phản ứng với kim loại tại nên hiện tượng kim loại bị ăn mòn, oxi hóa,…
  • Nhiệt độ: Một tác nhân mà ít người biết đến chính là nhiệt độ, nếu đồng hồ có vỏ làm bằng Atimon, bạn sẽ dễ dàng nhận ra sau một thời gian sử dụng, vỏ đồng hồ bị nổ, bị bong tróc lớp mạ bảo vệ, khiến phôi Atimon bị ăn mòn, oxi hóa. Bởi vỏ đồng hồ Atimon để gần nguồn nhiệt cao, nó sẽ có độ dãn nở không đồng nhất với lớp mạ, gây ra hiện tượng bong tróc lớp mạ.
Vỏ đồng hồ bị oxi hóa, gỉ sét là do kim loại phản ưng với hóa chất và các muối khác
Vỏ đồng hồ bị oxi hóa, gỉ sét là do kim loại phản ưng với hóa chất và các muối khác

2. Các loại vỏ đồng hồ hợp kim – Và cách xử lý từng loại

Tùy mỗi loại vỏ khác nhau, sẽ có cách xử lí khác nhau, cùng xem qua các cách xử lí dưới đây nhé.

2.1 Vỏ đồng hồ hợp kim nhôm – Vỏ đồng hồ Atimon bị oxi hóa

🔹 Antimon, còn gọi là ăng-ti-mon, ăng-ti-moan là một nguyên tố hóa học với ký hiệu Sb với số nguyên tử 51. Là một á kim, tương đối mềm. Một loại vỏ đồng hồ hợp kim có tính chất tương tự đó là hợp kim nhôm và sắt. Hai loại vỏ đồng hồ này có tính chất tương đồng, rẻ tiền, mềm, nhẹ, dễ tạo hình và uốn nắn thành các chi tiết yêu cầu độ phức tạp cao.

🔹 Bên cạnh đó nhược điểm của nó là dễ bị ăn mòn, dễ bị oxi hóa, rất kém bền. Chúng đa phần được sản xuất trong các mẫu đồng hồ fake, đồng hồ giá rẻ. Được mạ một lớp kim loại crom bảo vệ bên ngoài, hoặc mạ một lớp vàng hóa học trang trí. Sau một thời gian sử dụng, vỏ đồng hồ hợp kim nhôm hoặc vỏ đồng hồ Atimon thường bị nổ, bong tróc, sần sùi, gai góc, oxi hóa. Đối với loại vỏ đồng hồ hợp kim nhôm và vỏ đồng hồ Atimon đã bị hỏng, chúng ta thường nên vứt đi để mua sản phẩm khác.

👉 Cách xử lý đơn giản cho vỏ đồng hồ hợp kim nhôm, atimon, chỉ đơn giản là có cách dùng sơn xịt để phủ lớp màu bảo vệ cho chúng tạm thời. Tuy nhiên biện pháp này không hiệu quả cho lắm. Bạn có thể đặt mua sơn xịt tại các tiệm hàng sắt, điện nước gần nhà hoặc tại các sàn thương mại điện tử như shoppe tại đây!

Vỏ đồng hồ hợp kim nhôm và Atimon khắc phục đơn giản bằng cách phun sơn bảo vệ tạm thời
Vỏ đồng hồ hợp kim nhôm và Atimon khắc phục đơn giản bằng cách phun sơn bảo vệ tạm thời

🔹 Nếu bạn cần hỗ trợ thêm thêm tin vui lòng chat với chúng tôi qua Fanpage: Sửa chữa đồng hồ Đà Nẵng – Gia Cát

2.2 Vỏ đồng hồ hợp kim đồng – Vỏ đồng hồ đồng bị oxi hóa

🔹 Đồng, và đặc biệt là hợp kim đồng – kẽm (hay còn gọi là đồng thau), từ lâu đã được sử dụng trong chế tác đồng hồ, những chiếc đồng hồ cổ, đồng hồ Vintage thường sử dụng chất liệu này. Bởi nhiều ưu điểm của nó như: Độ mềm vừa phải, dễ tại hình, uốn nắn ở các chi tiết phức tạp, là kim loại nền dễ gắn bám với các lớp xi mạ như niken, bạc, vàng, ….

Bên cạnh những ưu điểm trên, vỏ đồng hồ hợp kim đồng (đồng thau), cũng dễ bị oxi hóa nếu tiếp xúc lâu với môi trường, hóa chất,…. Vì vậy, để tăng độ bền của nó, người ta phải mạ lên nó một lớp bảo vệ bên ngoài, khi lớp bảo vệ mòn đi, để lộ phôi đồng, sẽ khiến nó bị ăn mòn, oxi hóa theo thời gian.

👉 Cách xử lý khi vỏ đồng hồ hợp kim đồng bị oxi hóa, chính là bạn phải mạ thêm một lớp kim loại ít bị oxi hóa hơn, bảo vệ bên ngoài như mạ crom, mạ vàng, mạ niken, mạ bạc,….

🔹 Nếu bạn sử dụng loại vỏ đồng hồ hợp kim đồng, bị oxi hóa thì có thể inbox ngay cho Gia Cát Watch để được tư vấn phục hồi lại nhé:

CHAT VỚI GIA CÁT WATCH

Vỏ đồng hồ hợp kim đồng bị oxi hóa - Khắc phục bằng cách mạ crom bảo vệ, hoặc mạ vàng, tránh hiện tượng ăn mòn dẫn đến hỏng vỏ
Vỏ đồng hồ hợp kim đồng bị oxi hóa – Khắc phục bằng cách mạ crom bảo vệ, hoặc mạ vàng, tránh hiện tượng ăn mòn dẫn đến hỏng vỏ

💝 Có thể bạn thích xem, dịch vụ mạ vàng đồng hồ tại đây!

2.3 Vỏ đồng hồ hợp kim thép – Vỏ đồng hồ thép không gỉ bị oxi hóa

🔹 Các đồng hồ được sản xuât theo công nghệ hiện đại ngày nay, đa số có vỏ được làm từ hợp kim thép, thép không gỉ. Loại hợp kim thép này chứa cacbon và crom nên rất khó bị oxi hóa và gỉ sét. Tuy nhiên, một vài trường hợp tiếp xúc với hóa chất, mồ hôi muối cũng là cho các vị trí không lau chùi đến được bị oxi hóa và gỉ sét.

👉 Cách xử lý đơn giản khi đồng hồ có vỏ hợp kim thép, thép không gỉ bị oxi hóa hoặc gỉ sét chính là xịt vào một ít PR7, loại dung dịch có khả năng tẩy gỉ sét hiệu quả. Sau đó vệ sinh sạch sẽ lại bằng khăn giấy mềm là được. Nếu muốn mới hơn bạn có thể lau qua bằng kem đánh bóng chuyên dụng.

👉  Bạn có thể tham khảo kem đánh bóng đồng hồ chuyên dụng cho các loại đồng hồ thép không gỉ tại các sàn thương mại điện tử như Shoppe tại đây!

Vỏ đồng hồ hợp kim thép, thép không gỉ cũng bị gỉ sét, oxi hóa nếu không bảo quản đúng cách
Vỏ đồng hồ hợp kim thép, thép không gỉ cũng bị gỉ sét, oxi hóa nếu không bảo quản đúng cách

2.4 Vỏ đồng hồ hợp kim thép mạ màu – Vỏ đồng hồ mạ PVD bị oxi hóa

🔹 Không thể phủ nhận được tuổi thọ của lớp mạ PVD là cao nhất trong các loại lớp mạ hiện nay, nếu được sử dụng và bảo quản đúng cách, tuổi thọ của lớp mạ PVD trên nền thép không gỉ có thể lên đến 8 hoặc 10 năm.

🔹 Bởi quá trình sử dụng, không tránh khỏi va chạm khiến lớp mạ bị xước, mất dần khả năng bảo vệ. Và đặc biệt ở những chiếc đồng hồ mạ PVD màu vàng hồng, thường sau một vài năm, màu vàng hồng bị oxi hóa, kết hợp với cũ xước nhìn rất mất giá trị.

Vỏ đồng hồ mạ PVD - nhất là đối với màu vàng hồng cũng bị oxi hóa, chỉ cần dùng kem đánh bóng cana lau sơ qua là được
Vỏ đồng hồ mạ PVD – nhất là đối với màu vàng hồng cũng bị oxi hóa, chỉ cần dùng kem đánh bóng cana lau sơ qua là được

👉 Cách xử lý đơn giản nhất khi đồng hồ mạ PVD oxi hóa chính là dùng một lượng nhỏ kem đánh bóng cana, thoa lên khăn giấy mềm, lau qua bền mặt đồng hồ.

👉   Bạn có thể dễ dàng mua cana tại các cửa hàng điện nước, hàng sắt hoặc tại các sàn thương mại điện tử như Shoppe tại đây!

 

🔹 Trường hợp bị xước nặng, bạn có thể tham khảo phương pháp tẩy màu PVD và đánh bóng đồng hồ. Hoặc bạn cũng có thể tự mua dung dịch tẩy màu PVD – hóa chất tẩy màu PVD để tẩy bỏ lớp mạ cũ kĩ trên đồng hồ, áp dụng khi bạn có am hiểu và chuyên môn về kĩ thuật tháo lắp đồng hồ.

💝 Tham khảo thêm và mua về hóa chất tẩy màu PVD cũ tại đây!

 

3. Cách sử dụng và bảo quản đồng hồ tránh bị oxi hóa và gỉ sét

🔹 Ông bà ta có câu, của bền tại người. Thật sự không sai, nếu bạn muốn đồng hồ bền bỉ, đi cùng bạn theo năm tháng, thì trước tiên bạn phải biết cách sử dụng, bảo quản nó đúng cách. Để sử dụng đồng hồ bền, ngoại trừ đồng hồ bằng kim loại vàng nguyên khối, sử dụng đồng hồ xi mạ đẹp bạn cần thực hiện các nguyên tắc sau đây:

  • Hạn chế tiếp xúc đồng hồ với nước như: Tắm giặt, rửa tay, đi mưa, bơi lội,..
  • Hạn chế tiếp xúc đồng hồ với hóa chất: Mỹ phẩm, nước hoa, nước rửa chén, xà phòng, chất tẩy rửa,….
  • Không nên để đồng hồ gần nguồn nhiệt cao như bếp, lò vi sóng,…
  • Nên lau chùi đồng hồ khô ráo sạch sẽ bằng khăn mềm sau mỗi lần sử dụng, tránh tình trạng mồ hôi, bụi bẩn bám vào đồng hồ lâu ngày.
Tránh trường hợp vỏ đồng hồ bị oxi hóa - Chúng ta cần lau kĩ sau mỗi lần sử dụng
Tránh trường hợp vỏ đồng hồ bị oxi hóa – Chúng ta cần lau kĩ sau mỗi lần sử dụng

4. Nên chọn loại đồng hồ có vỏ bằng gì để hạn chế oxi hóa

🔹 Đồng hồ được sản xuất với mục đích khác nhau, giá cả khác nhau sẽ có thiết kế vỏ khác nhau, vì vậy bạn cần chọn loại đồng hồ đúng với mục đích sử dụng như:

  • Nếu bạn sử dụng mang đi bơi, đi tắm, bạn thường xuyên tiếp xúc nước thì đồng hồ vỏ nhựa sẽ là lựa chọn hàng đầu.
  • Bạn muốn một chiếc đồng hồ cao cấp, sang trọng, đắt tiền thì nên chọn đồng hồ làm bằng vàng khối 14k, vàng 18k.
  • Bạn muốn một chiếc đồng hồ bền bỉ, thì vỏ titanium sẽ là lựa chọn tối ưu, vỏ titanium không bị oxi hóa, khối lượng nhẹ.
  • Ngoài ra bạn có thể chọn vỏ đồng hồ bằng hợp kim thép, thép không gỉ nguyên khối. Loại này dễ làm mới khi đồng hồ cũ xước.
@giacatwatch

Trả lời @thang_ucviet Quy trình spa và bảo dưỡng đồng hồ, biến đồng hồ cũ thành đồng hồ mới #đônghồ #làm_mới #suachuadongho #baoduong #danhbong #làmmớiđồnghồ

♬ nhạc nền – Gia Cát Watch Sửa chữa đồng hồ Đ – Gia Cát Watch ✅

Trên đây là thông tin hữu ích về vỏ đồng hồ, cũng như cách xử lý khi vỏ đồng hồ bị oxi hóa, gỉ sét theo từng loại vỏ khác nhau theo góc độ kĩ thuật. Bạn có thắc mắc gì thêm vui lòng Inbox ngay cho chúng tôi qua Fanpage: Sửa chữa đồng hồ Đà Nẵng – Gia Cát để nhận sự hỗ trợ tận tình và tư vấn miễn phí!

🚀 CHAT VỚI GIA CÁT WATCH NGAY

📧 Email: giacatwatch@gmail.com

☎ Hotline: 0236.3922.789

🌟 Gia Cát Watch – Trung tâm sửa chữa đồng hồ Đà Nẵng