XỬ LÝ LỚP MẠ PVD CŨ VÀ NHỮNG THÔNG TIN VỀ MẠ PVD TRÊN ĐỒNG HỒ

Hiện nay, các loại đồng hồ đeo tay từ cao cấp, đến phổ thông, và kể cả những đồng hồ giá rẻ đa phần đều được mạ PVD công nghiệp. Lớp mạ PVD có ưu điểm là bền màu nhất với chi phí bỏ ra. Nhưng thường sau một vài năm, lớp mạ PVD cũ sẽ bị loang lổ, trầy xước, sỉn màu, khiến người dùng khó chịu. Vậy có cách nào xử lý lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ? Cùng Gia Cát Watch khám phá ngay nhé!

Làm mới đồng hồ đeo tay
Xử lý lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ như thế nào cho đẹp, đúng quy trình thì không phải người thợ nào cũng biết và cửa hàng sửa chữa nào cũng xử lý được

1. Tại sao phải cần xử lý lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ đeo tay

1.1 Mạ PVD trên đồng hồ là gì?

PVD là viết tắt của Physical Vapor Deposition có nghĩa là sự bốc hơi lắng đọng vật lý. Đây là phương pháp phủ màu dựa vào các trạng thái của kim loại màu ở môi trường nhiệt độ cao trong môi trường chân không (10-2 đến 10-4 Torr) và thổi khí hiếm.

Mạ PVD là công nghệ lắng đọng lớp phủ plasma, các vật liệu được hóa hơi trong điều kiện chân không để tạo ra lớp phủ mỏng, có màu sắc (tùy chỉnh) trên bề mặt sản phẩm.

Cấu tạo lớp mạ PVD trên đồng hồ
Cấu tạo lớp mạ PVD trên đồng hồ

1.2 Tại sao phải cần xử lí lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ?

  • Không có lớp mạ nào bền vĩnh viễn, “bởi lẽ nếu có lớp mạ bền vĩnh viễn thì các tiệm vàng đã không bán trang sức bằng vàng thật các loại như: trang sức vàng 18k, vàng 585,… với giá cao. Thay vào đó họ sẽ bán các trang sức xi mạ”. Thật vậy, lớp mạ PVD tuy là lớp mạ được cho là khá bền màu, hiện đại, nhưng tuổi thọ của lớp mạ PVD cũng có hạn, tuổi thọ lớp mạ PVD phụ thuộc nhiều vào người sử dụng.
  • Nếu chúng ta sử dụng, bảo quản đúng cách, lớp mạ PVD trên đồng hồ sẽ có độ bền từ 6 đến 8 năm.
  • Nếu chúng ta sử dụng và bảo quản không đúng cách, lớp mạ PVD chỉ có tuổi thọ tầm 2 năm. Sau đó nó sẽ phai màu, trầy xước, nhìn mất tính thẩm mĩ. Những trường hợp này chúng ta cần tân trang làm mới đồng hồ, tăng tính thẩm mĩ cũng như giữ giá trị cho đồng hồ.
Xử lí lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ là cần thiết để tăng tính thẩm mĩ, cũng  như giữ giá trị cho chiếc đồng hồ đeo tay
Xử lí lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ là cần thiết để tăng tính thẩm mĩ, cũng  như giữ giá trị cho chiếc đồng hồ đeo tay

1.3 Tại sao không thể mạ PVD phục hồi như cũ?

  • Mặc dù có rất nhiều đơn vị mạ PVD, nhưng đều chỉ mang tính chất mạ công nghiệp, mạ mới, mạ số lượng lớn cho các nhà xưởng sản xuất đồng hồ. Chứ không có đơn vị nào mạ PVD phục hồi, mạ đồng hồ cũ, mạ số lượng lẻ một chiếc đồng hồ hay thậm chí vài chiếc.
  • Bởi tính kinh tế, mỗi chiếc máy mạ PVD công nghiệp có giá vài tỷ đồng, lò mạ PVD thường thiết kế lớn đến cực kì lớn. Hơn thế, để mạ PVD trải qua khá nhiều giai đoạn, với nhiều máy móc trong hệ thống, vận hành một quy trình tiêu tốn khá nhiều điện năng, vật liệu, công nhân,… vì vậy, để vận hành cả một quy trình mạ PVD mang lại lợi nhuận kinh tế khi người ta mạ vài trăm đến hàng ngàn chiếc đồng hồ cùng một lúc.
  • Không thể tốn vài chục triệu đồng chỉ để vận hành hệ thống mạ PVD cho một hay một vài chiếc đồng hồ được, điều đó là không khả thi về mặt kinh tế. Và chắc hẳn, cũng không ai chi trả vài chục triệu chỉ để mạ PVD một chiếc đồng hồ phải không nào?
Hệ thống lò mạ PVD đồng hồ đeo tay
Hệ thống lò mạ PVD thường có kích thước rất lớn, tốn nhiều chi phí mỗi lần vận hành
  • Lấy ví dụ đơn giản, mỗi lần vận hành hệ thống mạ PVD cho 1000 chiếc đồng hồ tiêu tốn khoảng 50 triệu đồng. Chia nhỏ ra, chi phí mạ PVD trên mỗi chiếc vỏ đồng hồ chỉ 50 ngàn đồng. Vừa bền, vừa rẻ thì các nhà sản xuất đồng hồ chắc chắn sẽ thích sử dụng phương án này. Nhưng để vận hành mạ phục hồi lại một chiếc đồng hồ cũng với chi phí 50 triệu như thế thì thật sự không khả thi chút nào phải không? Vậy nên, từ nay bạn đã biết thêm nguyên nhân mà người ta không mạ lẻ một hay một vài chiếc đồng hồ theo công nghệ mạ phục hồi PVD rồi chứ?

CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ CHAT VỚI NHÂN VIÊN TƯ VẤN

2. Các phương án xử lý lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ đeo tay

2.1 Tẩy lớp mạ PVD cũ và đánh bóng

  • Tẩy bỏ lớp mạ PVD cũ và đánh bóng đồng hồ là phương án tiết kiệm nhất, không lo về độ bền, bởi lẽ tẩy bỏ hết lớp mạ PVD thì chỉ còn lại nền thép không gỉ. Phôi thép không gỉ thì không lo bị phai màu, nếu có trầy xước thì chỉ cần đánh bóng lại như mới ngay.
  • Khác với các sản phẩm đơn giản, đồng hồ thường được thiết kế với nhiều góc cạnh, khe kẽ tỉ mĩ. Khi mạ PVD thì lớp mạ bám đều khắp các bề mặt, khe kẽ trên đồng hồ. Vì vậy, nếu chỉ dùng phương pháp cổ điển thông thường là mài qua giấy nhám, rồi đánh bóng, thì chắc chắn chiếc đồng hồ của bạn trông sẽ lem nhem. Khi mà chỗ nào chà nhám đánh bóng được sẽ có màu ánh bạc của thép không gỉ. Còn những khe, kẽ nơi mà máy đánh bóng, máy chà nhám không len lỏi vào được thì nó vẫn còn màu của lớp mạ PVD cũ.
  • Vì thế, để có một chiếc đồng hồ đẹp hoàn hảo, trước tiên chúng ta phải có hóa chất tẩy màu PVD cũ đi, sau đó mới có thể áp dụng các phương pháp đánh bóng được.

Xem thêm: Chi tiết và giá dịch vụ tẩy màu PVD và đánh bóng đồng hồ tại đây!

2.2 Mạ vàng thật lên đồng hồ

  • Nếu chiếc đồng hồ mạ PVD của bạn bị trầy xước, phai màu, bạn vẫn muốn mạ phục hồi lại màu vàng, không muốn sử dụng một chiếc đồng hồ màu trắng. Trường hợp này, bạn có thể sử dụng dịch vụ mạ vàng đồng hồ. Khác với màu PVD, mạ vàng thật sử dụng vàng thật để phủ lên đồng hồ một lớp vàng mỏng, nên thường sẽ có giá cao hơn giá mạ PVD của nhà sản xuất đồng hồ.
  • Mạ vàng thật trên đồng hồ hiện nay, sẽ dùng công nghệ mạ vàng điện phân, cùng với nhiều loại hóa chât, phụ gia nhập khẩu. Cho ra lớp mạ mỏng, cứng và rất đẹp mắt.
  • Giá mạ vàng đồng hồ thông thường rơi vài khoảng vài trăm nghìn đồng, đến vài triệu đồng tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Chi tiết và bảng giá dịch vụ mạ vàng đồng hồ đeo tay tại đây!

2.3 Bọc vàng thật lên đồng hồ

  • Đối với các đồng hồ cao cấp, đắt tiền. Đặc biệt là những mẫu đồng hồ cơ chính hãng, những mẫu đồng hồ thương hiệu Thụy Sĩ. Nếu quý khách hàng muốn nâng cấp từ màu PVD sang lớp vàng thật, có độ bền cao từ 5 đến 20 năm. Thì dịch vụ bọc vàng đồng hồ – Gold Filled là dịch vụ không thể bỏ qua.
  • Sau khi xử lý lớp mạ PVD cũ trên đồng hồ, thì đồng hồ của bạn sẽ được bọc một lớp vàng thật như: Vàng 24k, vàng 18k, vàng hồng. Với độ dày từ 20 Micron đến 500 Micron tùy vào nhu cầu của bạn. Lớp vàng bọc dày sẽ khiến cho chiếc đồng hồ bạn đẳng cấp hơn, nhìn không khác gì đồng hồ vàng nguyên khối.
  • Giá bọc vàng đồng hồ thông thường rơi vào khoảng trên chục triệu đến vài chục triệu đồng.

Xem thêm: Chi tiết và bảng giá dịch vụ bọc vàng đồng hồ đeo tay tại đây!

3. Địa chỉ tân trang làm mới đồng hồ Đà Nẵng uy tín

  • Nếu bạn đang có nhu cầu tân trang làm mới đồng hồ tại Đà Nẵng thì bạn không thể bỏ qua cửa hàng chuyên sửa chữa đồng hồ Gia Cát Watch.
  • Tại đây, với đội ngũ kĩ thuật hơn 20 năm trong nghề, cùng đầy đủ kĩ thuật viên các mảng từ sửa chữa đồng hồ, mạ vàng đồng hồ, nghiên cứu hóa chất. Chắc chắn sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm tuyệt vời nhất mà không cửa hàng sửa chữa đồng hồ nào có được.
  • Tại Gia Cát Watch, có đầy đủ máy móc chuyên dụng, hóa chất xi mạ, tẩy màu PVD, …. được chính các chuyên gia của Gia Cát Watch nghiên cứu và phát triển.
  • Đặc biệt tại Gia Cát Watch có dịch vụ bọc vàng đồng hồ theo công nghệ của Thụy Sĩ, mang đến cho bạn những chiếc đồng hồ bọc vàng cao cấp, khác biệt.

 

 

CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ CHAT VỚI NHÂN VIÊN TƯ VẤN DỊCH VỤ

Email phản hồi thông tin khách hàng: giacatwatch@gmail.com

Số hotline tư vấn miễn phí: 0236.3922.789

Gia Cát Watch – Trung tâm sửa chữa đồng hồ Đà Nẵng